Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Trạng Từ Trong Tiếng Anh


Định nghĩa trạng từ

1.    Định nghĩa
Trong tiếng Anh, trạng từ được viết là: adverb = ad – verb. Như vậy, nói dễ hiểu, trạng từ có nghĩa là: “thêm vào ý nghĩa của động từ”. Tức là, trạng từ bổ nghĩa cho động từ, giúp ta biết được một việc đã xảy ra hay được làm như thế nào, vào lúc nào, ở đâu.
Ví dụ:   Paganini played the violin beautifully.
            (Paganini chơi đàn vĩ cầm hay.)
            John speaks loudly.
            (John nói to.)
            Afterwards she smoked a cigarette.
            (Sau đó, cô ta hút một điếu thuốc.)
Ngoài ra, trạng từ cũng có thể bổ nghĩa cho:
  • Tính từ:                      Ví dụ: Your pronunciation is very good.
(Phát âm của bạn rất tốt.)
I’m awfully hungry.
(Tôi đói kinh khủng.)
  • Trạng từ khác:          Ví dụ:   She drives incredibly slowly.
(Cô ta lái xe chậm không thể tin nổi.)
He runs extremely fast.
(Anh ấy chạy nhanh cực kỳ.)
  • Cụm giới từ:              Ví dụ:   You’re entirely in the wrong.
(Bạn hoàn toàn sai bét.)
It's immediately inside the door.
(Nó trực tiếp bên trong cánh cửa.)
  • Cả câu:                      Ví dụ: Strangely enough, I won first prize.
(Tôi được giải nhất, lạ thật.)
Obviously, I can't know everything.
(Rõ ràng là tôi không thể biết hết mọi chuyện.)
  • Danh từ:                    Ví dụ: The man over there is a doctor.
(Ông đằng kia là một bác sĩ.)
Như vậy: Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho một từ loại khác (trừ đại từ) hoặc cho cả một câu.
- Theo định nghĩa trên, trạng từ được dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ hoặc một trạng từ khác bằng cách mô tả cách thức, mức độ, phạm vi hoạt động hoặc tính chất do động từ, tính từ hoặc một trạng từ khác diễn tả.
Ví dụ:  John speaks slowly.
=> Slowly bổ nghĩa cho động từ speaks: John nói như thế nào? John nói chậm.
            He is very rich.
=> Very bổ nghĩa cho động từ rich: Giàu như thế nào? Rất giàu.
            Linda drives too fast.
=> Too bổ nghĩa cho trạng từ fast
2.    Lưu ý
- Trạng từ có thể là một từ đơn (như slowly) hay cụm từ (in the garden) và thuật ngữ trạng từ (adverbial) được dùng để chỉ cả hai.
- Trạng từ không phải lúc nào cũng cần thiết cho cấu trúc của câu, nhưng nó thường ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.
Ví dụ: Hãy so sánh sự khác biệt về ý nghĩa của của hai ví dụ sau.
Doris has left.                                   Doris has just left.
(Doris đã bỏ đi.)                               (Doris vừa mới bỏ đi.)
I have finished work.                         I have nearly finished work.
(Tôi đã làm xong việc.)                     (Tôi đã làm gần xong công việc.)
- Trong những trường hợp sau, trạng từ cần phải xuất hiện để hoàn thành một câu.
+ Sau một số nội động từ như: lie, live, sit, …
Ví dụ: Lie down.      Sit over there.          I live in Rome.
+ Sau một số ngoại động từ như: [lay, place, put…] + tân ngữ
Ví dụ: He put his car in the garage.
====================================================

Vị trí của trạng từ

Trong phần phân loại trạng từ, chúng ta đã biết qua vị trí của các trạng từ. Nói chung, trạng từ trong tiếng Anh có thể có nhiều vị trí khác nhau: đứng đầu câu (front-position), đứng giữa câu (mid-position) trước động từ chính hoặc sau động từ to-be hoặc đứng cuối câu (end-position).
Vị trí của trạng từ trong một câu tùy thuộc vào hai yếu tố: loại trạng từ và từ loại mà trạng từ bổ nghĩa.
1.    Vị trí của trạng từ phụ thuộc vào loại trạng từ
Mỗi loại trạng từ thường hay xuất hiện ở một trong ba vị trí sau: đầu câu, giữa câu và cuối câu. Điều này sẽ được bàn kỹ hơn khi đi vào phân tích từng loại trạng từ.
Bảng dưới đây sẽ hướng dẫn bạn vị trí thường thấy trong câu của từng loại trạng từ:
Trạng từ
Chủ yếu bổ nghĩa cho
Câu ví dụ
Vị trí thường thấy

Trạng từ

Cách thức Động từ She stroked his hair
gently.

Cuối câu
Nơi chốn Động từ He was working
here.

Cuối câu
Thời gian Động từ He finished the job
yesterday.

Cuối câu
Tần suất Động từ We
often
go to Paris. Giữa câu
Mức độ Động từ
Tính từ
Trạng từ
I
nearly
died. Giữa câu
It was
terribly
funny. Trước tính từ
He works
really
fast. Trước trạng từ
2.    Vị trí của trạng từ phụ thuộc vào từ loại mà nó bổ nghĩa.
- Trạng từ thường đứng sau danh từ mà nó bổ nghĩa.
Ví dụ:   The shop on the corner is closed.
            (Cái cửa hàng ở góc đường đã đóng cửa.)
            Who’s the girl with short hair?
            (Cô gái có mái tóc ngắn kia là ai vậy?)
            Those people outside are getting wet.
            (Những người ở ngoài kia đang mắc mưa.)
- Trạng từ thường đứng trước tính từ hoặc trạng từ mà nó bổ nghĩa.
Ví dụ:   That’s very kind of you.
            (Anh thật là tốt bụng.)
            We heard the signal fairly clearly.
            (Chúng tôi nghe thấy tín hiệu khá rõ.)
==================================================

Ba vị trí của trạng từ trong câu

Có 3 vị trí của trạng từ trong câu: đầu câu, giữa câu và cuối câu. 
Đầu

Giữa

Cuối
Then the ship slowly sailed away.
Outside it was obviously raining hard.
1.    Ví trí đầu câu:
- Ta thường đặt trạng từ ở vị trí đầu câu khi nó có liên quan đến hành động đã xảy ra trước đó. Các loại trạng từ sau đây thường xuất hiện ở vị trí đầu câu:
            + Trạng từ chỉ thời gian (thường là một cụm từ)
            Ví dụ: On the day after that she was in the canteen at the usual time.
                        (Ngày sau đó cô ta ở căn tin vào một giờ như mọi khi.)
                        You were getting impatient. And then you decided to overtake.
                        (Bạn trở nên mất kiên nhẫn. Và rồi bạn quyết định vượt qua.)
            + Trạng từ liên kết
            Ví dụ:  The car was a complete wreck. Incredibly, no one was hurt.
                        (Chiếc xe hơi hoàn toàn bị phá hỏng. Thật bất ngờ, chẳng ai bị thương.)
- Các loại trạng từ sau đây thường xuất hiện ở vị trí đầu câu để nhấn mạnh đến sự trái ngược.
            + Trạng từ chỉ nơi chốn:
            Ví dụ:  It was warm and comfortable in the little cottage. Outside, it was getting dark.
                        (Không khí ấm áp và dễ chịu trong ngôi nhà tranh. Bên ngoài, trời đang dần tối.)
            + Trạng từ chỉ cách thức:
            Ví dụ: Slowly the sun sank into the Pacific.
                        (Từ từ mặt trời lặn xuống Thái Bình Dương.)
            + Trạng từ chỉ tần suất:
            Ví dụ:  Everyone shops at the big supermarket now. Quite often the little shop is empty.
                       (Bây giờ mọi người mua sắm ở siêu thị lớn. Thường thì những cửa hiệu nhỏ vắng khách.)
2.    Vị trí giữa câu:
- Trạng từ ở vị trí giữa câu thường đứng sau trợ động từ, sau động từ thường “to-be” hoặc đứng trước động từ thường.
Chủ từ
Trợ động từ
Động từ to-be
Trạng từ
Trợ động từ
Động từ chính

It doesn't often
rain in the Sahara.
We ‘ve just
booked our tickets.
The news will soon
be out of date.
You were probably

right.
I
always
get the worst job.
The pictures have definitely been stolen
- Cần chú ý đến vị trí của trạng từ trong câu hỏi.
Ví dụ:   Has Andrew always liked Jessica?
            (Andrew lúc nào cũng thích Jessica à?)
            Do you often go out in the evening?
            (Bạn có thường đi chơi vào buổi tối không? )
3.    Ví trí cuối câu:
- Nếu có tân ngữ trong câu, thì trạng từ thường theo sau tân ngữ:
Ví dụ: I wrapped the parcel carefully. (Không dùng:  I wrapped carefully the parcel.)
            (Tôi gói cái bưu kiện lại cẩn thận.)
            We’ll finish the job next week. (Không dùng: We’ll finish next week the job.)
            (Chúng tôi hoàn thành công việc vào tuần tới.)
- Trạng từ đơn ngữ có thể đứng trước những tân ngữ dài:
Ví dụ: I wrapped carefully all the glasses and ornaments.
            (Tôi gói tất cả những cái ly và đồ trang trí lại.)
- Ta thường đặt trạng từ ở cuối câu khi đây là một thông tin mới và quan trọng.
Ví dụ:   There was a police car in front of us. It was going very slowly.
            (Có một chiếc xe cảnh sát phía trước chúng ta. Nó đang chạy rất chậm.)
====================================================

Quy luật về vị trí của trạng từ (1)

Luật 1: Trạng từ bổ nghĩa cho từ nào thì phải đứng gần từ ấy. Luật này thường được gọi là luật kề cận.
- Chúng ta hãy so sánh hai ví dụ sau đây và chú ý vị trí khác nhau của trạng từ often sẽ tạo ra nghĩa khác nhau.
He often says he visits his father. => often bổ nghĩa cho “says”
(Anh ta thường nói là anh ta thăm cha của mình.)
He says he often visits his father.            => often bổ nghĩa cho “visits”
(Anh ta nói là anh ta thường thăm cha của mình.)
 Chúng ta hãy xem một ví dụ khác với cụm trạng từ a month ago:
            A month ago mother thought she would leave town.
=> “A month ago” đứng gần thought: Mother thought a month ago
            Mother thought she would leave town a month ago.
=> “A month ago” đứng gần would leave: she would leave town a month ago.
Luật 2: Trạng từ chỉ thời gian trong tình huống bình thường [không nhấn mạnh] nên đặt ở cuối câu.
Ví dụ:  My mother bought me a book yesterday.
            (Hôm qua mẹ tôi đã mua cho tôi một cuốn sách.)
- Trạng từ thời gian ở vị trí đầu câu thường được dùng nhấn mạnh hơn với ở các vị trí khác, do đó chỉ khi cần thiết ta mới đặt ở vị trí đầu câu.
Ví dụ: Yesterday my mother bought me a book.
=> Tôi muốn nói ngày hôm qua chứ không phải ngày hôm kia.
  •       Lưu ý: Trạng từ chỉ tần suất có thể dùng ở đầu câu để diễn tả sự tương phản
Ví dụ:   I usually stay at home in the evening. Sometimes I go to a movies.
            (Tôi thường ở nhà vào buổi tối nhưng có khi tôi lại đi xem phim.)
=> Usually được đặt trước động từ chính vì đó là vị trí bình thường của trạng từ chỉ tần suất. Tuy nhiên, trong câu tiếp theo, sometimes phải đứng ở đầu vì chúng ta cần nêu lên sự tương phản giữa sometimes và usually.
=========================================

Quy luật về vị trí của trạng từ (2)

Luật 3: Trạng từ không được chen giữa động từ và tân ngữ:
Ví dụ:   He speaks slowly.
            He speaks English slowly.
=> Không nói: He speaks slowly English. 
- Khi có một cụm từ dài hoặc một mệnh đề theo sau động từ, chúng ta có thể đặt trạng từ đứng trước động từ:
Ví dụ 1: He walks slowly.
            (Ông ấy đi chậm chạp.)
            He slowly walks down the street with his son.
            (Ông ấy chậm chạp bước xuống phố cùng người con trai.)
Ví dụ 2: He opened the letter quickly.
            (Cậu ấy vội mở lá thư.)
            He quickly opened the letter that Mary had left on the table.
            (Cậu ấy vội mở lá thư trước đó Mary đã đặt lên bàn.)
- Khi trạng từ bổ nghĩa cho một động từ kết hợp bởi “trợ động từ + động từ chính”, trạng từ thường đi ngay sau trợ động từ:
Ví dụ: They have often asked me several questions.
            (Họ thường hỏi tôi nhiều câu hỏi.)
            This job will never be finished.
            (Công việc này sẽ chẳng bao giờ xong cả.)
            Tuy nhiên trạng từ cũng có thể có vị trí khác, nhất là khi trợ động từ thuộc nhóm các trợ động từ khiếm khuyết:
Ví dụ: The work could have easily been done.
            The work could easily have been done.
            (Công việc có thể đã được thực hiện một cách dễ dàng.)
Luật 4: Khi có nhiều trạng từ trong một câu, vị trí của các trạng từ nằm ở cuối câu sẽ là:
nơi chốn – cách thức – tần suất – thời gian


Trạng từ chỉ nơi chốn
Trạng từ chỉ cách thức
Trạng từ chỉ tần suất
Trạng từ chỉ thời gian
John went
He walked
I’ll meet you
to London
to the library
here
by car

with a car

every night
yesterday.
last week.
tonight.
 - Ngoài ra, khi có nhiều trạng từ đứng ở vị trí cuối câu, trạng từ ngắn hơn sẽ đi trước trạng từ dài hơn.
Ví dụ: Sam waited impatiently outside the post office.
            (Sam nóng lòng chờ bên ngoài bưu điện.)
            We sat indoors most of the afternoon.
            (Chúng tôi ngồi trong nhà suốt cả buổi trưa.)
Luật 5: Các trạng từ bổ nghĩa cho toàn câu thường được đặt ở đầu câu.
- Các trạng từ như: fortunately (may làm sao), evidently (hiển nhiên là), certainly và surely (chắc chắn là), perhaps (có lẽ là)… thường được đặt ở đầu câu để bổ nghĩa cho toàn câu.
Ví dụ:   Certainly, he will be here this afternoon.
            (Chắc chắn là anh ấy sẽ đến đây trưa nay.)
            Fortunately, I didn’t  live where the war broke out.
            (May làm sao, tôi không sống nơi chiến tranh xảy ra.)
            Very frankly, I am very tired.
            (Nói thật là tôi rất mệt.)
  • Lưu ý: Chúng ta cũng cần nhớ các trạng từ chỉ thời gian (yesterday, tomorrow...) cũng có thể đứng đầu câu khi cần nhấn mạnh.
================================

Các loại trạng từ

Trạng từ có thể được phân loại theo ý nghĩa hoặc theo vị trí của chúng trong câu. Tùy theo ý nghĩa chúng diễn tả, trạng từ có thể được phân loại thành các dạng sau:
1.    Trạng từ chỉ cách thức (Adverb of manner)
 - Trạng từ chỉ cách thức dùng để diễn tả phương thức mà một hành động được thực hiện.
Ví dụ:   Don’t runs quickly.
            (Đừng chạy nhanh.)
            Trinh can speak English fluently.
            (Trinh có thể nói tiếng Anh lưu loát.)
2.    Trạng từ chỉ thời gian (Adverbs of time)
- Trạng từ chỉ thời gian được dùng để diễn tả thời gian hành động được thực hiện.
Ví dụ:   She didn’t go to school last Tuesday.
            (Cô ấy không đến trường vào thứ ba vừa rồi.)
            I have lived here for 10 years.
            (Tôi đã sống ở đây được 10 năm.)
3.    Trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of frequency)
- Trạng từ chỉ tần suất được dùng để diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động.
Ví dụ: I often wake up at 6 o’clock.
            (Tôi thường thức giấc lúc 6 giờ.)
            She never goes to school by bus.
            (Cô ta không bao giờ đến trường bằng xe buýt.)
4.    Trạng từ chỉ nơi chốn (Adverbs of place)
- Trạng từ chỉ nơi chốn được dùng để diễn tả hành động diễn ra nơi nào, ở đâu hoặc gần xa thế nào.
Ví dụ:   I am living in Vung Tau city.
            (Tôi đang sống ở thành phố Vũng Tàu.)
            She’s from Vietnam.
            (Cô ấy đến từ Việt Nam.)
5.    Trạng từ chỉ mức độ (Adverbs of degree)
- Trạng từ chỉ mức độ (hay còn gọi là trạng từ chỉ số lượng) diễn tả mức độ của một tính chất hoặc số lượng ít hay nhiều.
Ví dụ:   Your essay is quite good.
            (Bài tiểu luận của em khá tốt.)
            These are rather expensive.
            (Những cái này khá đắt.)
6.    Trạng từ chỉ số lượng (Adverbs of quantity)
- Trạng từ chỉ số lượng là trạng từ cho biết số lượng (ít hoặc nhiều, một lần, hai lần, …lần).
Ví dụ: He won the lottery once.
            (Anh ấy trúng vé số hai lần.)
            Trạng từ chỉ số lượng
            My son works very little.
            (Con trai tôi làm việc rất ít.)
            He won the prize twice.
            (Anh ấy đã đoạt giải hai lần.)
7.     Trạng từ chỉ nghi vấn (Interrogative adverbs)
- Trạng từ chỉ nghi vấn là những trạng từ đứng đầu câu dùng để hình thành câu nghi vấn.
 Ví dụ:  How do you go?
            (Anh đi bằng phương tiện gì?)
            Why didn’t you go to school?
            (Tại sao em không đi học?)
8.    Trạng từ quan hệ (Relative adverbs)
- Trạng từ quan hệ là những trạng từ dùng để nối hai mệnh đề với nhau.  
Ví dụ:   I don’t know the day when she came here.
            (Tôi không thể nhở ngày mà cô ta đến đây.)
            This is the place where I gave you my first kiss.
            (Đây là nơi em trao anh nụ hôn đầu tiên của em.)
9.    Trạng từ trọng tâm (Focus adverbs)
- Trạng từ trọng tâm được dùng trước từ mà chúng bổ nghĩa để đặt trọng tâm chú ý vào từ đó.
Ví dụ:   Lan only loves Trung.
            (Lan chỉ yêu mình Trung.)
            I even know this secret.
            (Tôi thậm chí còn biết đến bí mật này.)
10. Trạng từ chỉ quan điểm (Viewpoint adverbs)
- Trạng từ quan điểm là những trạng từ cho ta biết thái độ của người nói.
Ví dụ:  Frankly, I think the Internet is overrated.
            (Thành thật mà nói, tôi nghĩ interneet được đánh giá quá cao.)
            Hopefully, we'll arrive before dark.        
            (Hy vọng là chúng ta sẽ đến trước khi trời tối.)
11. Trạng từ và trạng ngữ liên kết (Connectives)
- Trạng từ liên kết là những trạng từ liên kết ý giữa hai câu với nhau.
Ví dụ:   He said he had not discussed the matter with her. Furthermore, he had not even contacted her.
            (Anh ta nói là anh ta đã không thảo luận vấn đề này với cô ta. Hơn nữa, anh ta thậm chí còn không liên lạc với cô ta.)




Nguồn : http://langgo.com/ki-nang-tieng-anh/trang-tu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét