Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Tránh NHỮNG ĐIỀU NÀY Nếu Muốn Nghe Hiểu Tiếng Anh Dễ Dàng

Bạn có bao giờ băn khoăn tại sao mình luyện nghe nhiều nhưng vẫn nghe không được?
Tại sao bạn áp dụng theo nhiều phương pháp nghe tiếng Anh rất hay mà vẫn tiến bộ ì ạch?
Nhiều khả năng bạn ĐANG luyện nghe tiếng Anh theo cách mà bạn CẦN TRÁNH!
6 Điều Cần Tránh
Nếu Muốn Nghe Tiếng Anh Giỏi
Không luyện nghe thường xuyên
Không một “phương pháp thần kỳ” nào có thể giúp bạn nghe tốt hơn nếu như bạn không nghe tiếng Anh thường xuyên. Những chương trình luyện nghe nói tiếng Anh hiệu quả được nhắc đến nhiều nhất hiện nay như Pimsleur hay Effortless English đều đòi hỏi học viên nghe thường xuyên, thậm chí mỗi ngày.
Nghe là việc đầu tiên và đơn giản nhất bạn có thể làm để tiếp xúc và trở nên quen thuộc với một ngôn ngữ mới (cho dù bạn chưa hiểu mình nghe được gì). Những đứa trẻ đã học một ngôn ngữ mới như thế nào? Chúng nghe tiếng Anh liên tục mỗi ngày, 365 ngày/ năm, suốt nhiều năm. Sau đó chúng mới bập bẹ tập nói và đến trường học đọc, học viết.
Dĩ nhiên, với một phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, bạn không cần phải nghe liên tục suốt nhiều năm rồi mới có thể nói, đọc, viết. Nhưng nghe thường xuyên là điều bắt buộc phải làm nếu bạn muốn giỏi tiếng Anh. Nếu bạn đã nghe thường xuyên nhưng vẫn chưa tiến bộ, hãy đọc tiếp bên dưới.
Nghe một nội dung quá ít
Hôm nay bạn nghe từ “book”, bạn hiểu là quyển sách. Nhưng 30 ngày sau, bạn nghe lại từ “book”, nhiều khi bạn không nhớ được nó nghĩa là gì. Điều đó sẽ xảy ra nếu bạn nghe 1 từ vựng (hoặc 1 nội dung) quá ít lần.
Nhiều bạn nghe nhiều, nhưng lại là nhiều nội dung khác nhau. Ngày 1 bạn nghe bài A 5 lần, có 5 từ vựng mới. Qua ngày 2 bạn nghe bài B 5 lần, có thêm 6 từ vựng mới. Đến ngày 3, bạn nghe bài C 6 lần, có 8 từ vựng mới…
Kết quả: Sau một tuần luyện nghe liên tục, bạn nghe được 7 bài với hàng chục từ vựng hoàn toàn khác nhau. Điều đáng lưu ý – -> Nếu từ vựng hôm trước KHÔNG xuất hiện ở những bài nghe sau, bạn chỉ nghe mỗi từ vựng mới một vài lần.
Với số lần nghe ít ỏi đó, bạn sẽ cảm thấy “quen quen nhưng không nhớ” nếu sau này nghe lại những từ vựng bạn cho là mình đã học và thuộc rồi.

Bạn cần nghe một nội dung nào đó nhiều lần để ghi nhớ sâu vào tiềm thức. Có như vậy, bạn mới có thể hiểu ngay mà không cần suy nghĩ ở những lần nghe sau.


Nghe nhưng không hiểu
Nhiều bạn cho rằng chỉ cần nghe nhiều thì sẽ hiểu. Nhưng bạn hãy nghĩ xem, nếu bạn không hiểu, bạn nghe 100 lần, 1.000 lần cũng không hiểu. Có thể bạn sẽ nghe được, nhưng bạn không hiểu.
Đơn cử tiếng Việt chúng ta dạo gần đây xuất hiện những từ mới mà nhiều cô bác lớn tuổi không hiểu, chẳng hạn như “chém gió”. Nếu bạn nói “chém gió”, họ sẽ nghe được nhưng vẫn không hiểu. Họ có thể nghe được “Anh A đang chém gió”, nhưng họ không hiểu anh A đang làm gì. Cho dù bạn nói “chém gió” 1.000 lần, họ cũng không hiểu. Trừ khi bạn giải thích cho họ hiểu “chém gió” là như thế nào.

Bạn phải hiểu những gì mình nghe, rồi từ đó nghe nhiều lần để ghi nhớ.


Cố gắng nghe những bài quá khó
Nếu bạn nghe chưa tốt và muốn luyện nghe để mau tiến bộ, hãy nghe những bài có độ khó phù hợp với trình độ của mình. Khi bạn đã cảm thấy thoải mái với những bài nghe đơn giản rồi, hãy tiếp tục thử thách mình với những bài nghe khó hơn.
Ngược lại, nếu bạn nghe chưa tốt nhưng lại cố chọn nghe những bài quá khó, điều đó sẽ không giúp bạn cải thiện nhiều, thậm chỉ còn khiến bạn tự ti, chán nản.
Không chú ý phát âm
Chắc hẳn bạn đã nhiều lần được nghe khuyên rằng : “Phát âm tốt sẽ nghe tốt hơn”. Điều này hoàn toàn đúng. Tại sao lại như vậy? Đơn giản vì khi bạn phát âm sai, bạn sẽ quen với cách phát âm sai đó. Đến khi nghe người khác phát âm đúng, chuẩn, bạn sẽ trố mắt “Ủa, anh chị nói gì?”, “À, thì ra từ này phát âm như vậy đó hả?”
Ráng nghe cho được từng từ
Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất nhưng hầu như không ai nhận ra. Bản thân tôi cũng chỉ thật sự chú ý đến sai lầm này sau khi tham dự chương trình Bí Quyết Chinh Phục Tiếng Anh của anh Bùi Hữu Chương.
Khi nghe, nhiều bạn cho rằng mình thiếu từ vựng, nghe được từ nhưng không hiểu nghĩa nên nghe không được. Tôi cũng từng nghĩ như vậy. Tôi cũng cố gắng học thêm nhiều từ vựng. Từ nào nghe không được, tôi cố gắng nghe lại, nghe cho đến khi nghe được tất cả các từ trong bài nghe mới thôi. Nhưng nếu bạn cũng giống như tôi, bạn sẽ bắt đầu rơi vào những trở ngại thế này:
1.    Cách làm này tốn rất nhiều thời gian.
2.    Bạn không thể luôn luôn nghe hết được tất cả từ vựng trong 1 bài nghe. Bởi vì sẽ luôn có những từ mới xuất hiện và bạn không biết nghĩa của chúng.
3.    Bạn bị cuốn theo từ vựng, và khi nghe không được 1 từ nào đó, bạn bị “khựng lại”, ráng nhớ cho ra từ đó là gì… kéo theo không nghe được cả đoạn nghe còn lại sau đó.
Giải pháp là gì? Đó là bạn phải chấp nhận sự thật là “Bạn sẽ không nghe và hiểu hết được mọi từ ngữ trong đoạn nghe” và bắt đầu luyện tập cách hiểu được nội dung của đoạn nghe mà không cần nghe hết từng từ.

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

3 website luyện nghe tiếng Anh hữu ích

Muốn nghe tiếng Anh tốt bắt buộc bạn phải luyện nghe hàng ngày. Ngoài việc luyện tập trên băng đĩa đi kèm giáo trình bạn có thể khai thác các trang web dành cho người học tiếng Anh với giọng đọc bản ngữ.

Có rất nhiều website như vậy, hoàn toàn miễn phí, bạn có thể truy cập bất cứ lúc nào.

Học Tiếng Anh xin gửi đến bạn 3 địa chỉ cảm thấy tâm đắc và phù hợp với những người mới học tiếng Anh lẫn những người đã học tiếng Anh lâu năm như kỹ năng nghe còn hạn chế.


  1. VOA Learning English: Nghe tiếng Anh Mỹ có nguồn từ VOA Learning English, chương trình học tiếng Anh tin cậy của người học trên khắp thế giới. Cập nhật thường xuyên đặc biệt dành cho những ai không truy cập được trang chủ VOA News. Cho phép tải về máy tính để nghe thường xuyên.
  2. VOA Special English: Cũng có nguồn từ VOA Learning English, nhưng đây là các bản tin video có thời lượng ngắn, người học có thể vừa nghe vừa đọc theo bản tin. Cả hai trang này đều có giao diện tối ưu cho điện thoại di động và máy tính bảng
  3. Spotlight radio: Website này đã từng được giới thiệu trên Học Tiếng Anh, dành cho những người mới học tập luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày. Mỗi bài có thời lượng khoảng 15', được đọc với tốc độ chậm. Mỗi tuần có 7 bài đọc như thế được cập nhật.
  4. National Public Radio: Kênh phát thanh với các tin tức được ghi âm phù hợp cho những người đã có kỹ năng nghe nhất định. Ngoài ra ở đây cũng có stream radio trực tuyến mà bạn có thể nghe bất cứ lúc nào.

Nguồn : http://www.hoc-tieng-anh.com/2011/01/3-website-luyen-nghe-tieng-anh-huu-ich.html

During vs. while – Phân biệt During và While

Cả 2 từ đều có nghĩa là hai điều gì đó đang xảy ra cùng một lúc. During theo sau là một danh từ và while theo sau là một câu. (...)



Mặc dù duringwhile đều có nghĩa là hai điều gì đó đang xảy ra cùng một lúc, nhưng during là một giới từ và while lại là một liên từ.


During theo sau là một danh từ và while theo sau là một câu.


While theo sau là chủ ngữ và động từ và during theo sau là một cụm danh từ đại diện cho một sự kiện khác cũng xảy ra.

Ví dụ:
I'm playing basketball while I eat hotdog.
Tôi đang chơi bóng rổ trong khi ăn xúc xích Đức.

I'm driving while I'm singing my favorite song.
Tôi lái xe trong khi đang hát bài hát yêu thích của mình.

I'm calling you during the presentation.
Tôi sẽ gọi cho bạn trong buổi thuyết trình.

I was running fast during the marathon.
Tôi đã chạy nhanh trong cuộc đua ma-ra-tông.

Like- such as- alike -the same as



Khi muốn diễn đạt sự so sánh giống nhau ,ta có thể dùng:

*Like (trường hợp này nó là 1 giới từ):-luôn phải theo sau là 1 noun(a princess,a palace) hoặc 1 pronoun (me,this) hoặc -ing(walking).Bạn cũng có thể dùng mẫu câu:like sth/sb -ing.
-nghĩa là “giống như”.

Eg:
His eyes is like his father.
What ‘s that noise?It sounds like a baby crying.
It’s like walking on ice.
She looks beautyful-like a princess.

*Like cũng được sử dụng khi đưa ra ví dụ như “such as”,”like/such as +N “.
Eg:
Junk food such as/like fizzy drinks and hamburgers have invaded the whole word.

*As+N:để nói cái gì là thật hoặc đã là như vậy (nhất là khi nói về nghề nghiệp của ai đó hoặc ta dùng cái đó như thế nào)
Eg:
A few years ago I worked as a bus driver. (…tôi làm nghề lái xe khách)(Tôi thực sự đã là người lái xe khách).

During the war this hotel was used as a hospital.(…được dùng làm bệnh viện)

The news of her dead came as a great shock.(…như 1 cú sốc)(Nó thực sự là 1 cú sốc).

As your lawyer, I wouldn’t advise it.(as (giới từ)=với tư cách là.)

*Similar /different :-k0 “to” nếu đứng 1 mình hoặc “+ to+N/Pr”(similar).

Eg:
My book and yours are different.
My book is different from yours .


*The same as /The same …as:
The same +noun+as…
Eg:
Ann’s salary is the same as mine=Ann gets the same salary as me .(Lương của Ann bằng lương của tôi).
He is the same age as my wife.

* Alike : adj., adv.


- Nếu là một adj. (adjective) [not before noun] tương đương với: “very similar” (rất là giống nhau), hay là “as same as” (Ko có “same like” đâu nhé!)
ví dụ a) My sister and I do not look alike. (chị tui và tui trông ko giống nhau)
ví dụ b) Airports are all alike to me (đối với tui, các phi trường đều giống nhau)

- Nếu là một adv. (adverb)

trường hợp 1): tương đương với: “in a very similar way” (phương cách giống nhau)
ví dụ: They tried to treat all their children alike. (Họ đối xử với các trẻ con giống nhau – hàm nghĩa là ko phân biệt đối xử)

trường hợp 2): used after you have referred to two people or groups,
tương đương với: ‘both’ (cả hai) hay là: ‘equally’ (bằng nhau)
ví dụ: Good management benefits employers and employees alike. (Sự quản lý tốt gây lợi ích cho cả chủ nhân lẫn nhân viên)

Lưu ý: Không dùng Alike đứng trước một danh từ . Ta không nói They wore alike hats. Trong trường hợp này ta dùng similar thay thế: They wore similar hats.

Phân biệt Like – ALike

Hãy so sánh những câu sau:

1. The twins are alike in looks but not in personality
-> Hai đứa trẻ sinh đôi trông giống nhau nhưng tính cách thì khác

2. These three photographs are almost alike.
-> Ba bức ảnh này hao hao giống nhau.

3. She’slike her sister.
-> Cô ấy hao hao giống chị mình

Ta không dùng like trong câu 1,2, và không dùng alike trong câu 3

Nguồn: http://geography-vnu.edu.vn/hoc-tieng-anh-theo-chu-de/like-such-as-alike-the-same-as.html

Cách dùng as such và such as

Có hai cụm từ, as such và such as, trông thì có vẻ giống nhau nhưng trên thực tế hai cụm từ này khác nhau về nghĩa.
As such có hai nghĩa. Nghĩa đầu tiên tương đối khó giải thích, vì thế chúng ta hãy thử nhìn vào ví dụ sau. Tôi có thể nói,
I'm an English teacher, and because I'm an English teacher I hate to see grammar mistakes.
Một cách khác diễn đạt câu này vẫn với nghĩa như vậy là:
I'm an English teacher, and as an English teacher I hate to see grammar mistakes.
Tuy nhiên, trong câu này, tôi đã nhắc lại hai lần cụm từ 'an English teacher', vì thế cách dễ nhất để nói câu này mà không phải nhắc lại cụm từ đó hai lần là:
I'm an English teacher, and as such I hate to see grammar mistakes.
Trong ví dụ này, chúng ta dùng từ such để thay cho 'an English teacher', để không phải nhắc lại lần thứ hai. Đây là một ví dụ khác tương tự. Bạn có thể nói:
She's an athlete, and as such she has to train very hard.
The film was a romance, and as such it had the usual happy ending.
Chúng ta cũng có thể dùng as such để diễn tả ý một cái gì đó giống hệt, đúng, chính xác như trong câu sau:
The shop doesn't sell books as such, but it does sell magazines and newspapers.
Tạp chí và báo cũng là mặt hàng tương tự như sách, nhưng chúng không phải là sách.
He isn't American as such, but he's spent most of his life there.
Sống phần lớn cuộc đời mình tại Mỹ không hoàn toàn đồng nghĩa với là người Mỹ.
Cách dùng Such as dễ hơn. Nó có nghĩa giống như 'like' hay 'for example' (nhưng về mặt ngữ pháp thì không hoàn toàn giống như vì thế nên chú ý!). Chúng ta có thể dùng such as trong câu sau:
There are lots of things to see in London, such as the Tower of London, the London Eye and St. Paul's Cathedral.
Hay như trong ví dụ sau:
Many countries in Europe, such as France and Germany, use Euros. 

===================
Nguồn : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/learningenglish/story/2007/04/070423_questionanswer16.shtml

So Sánh Hơn


Trong bài này, chúng ta sẽ học cách so sánh hơn (A...hơn B).

* Thế nào là so sánh hơn?

- So sánh hơn là cấu trúc so sánh giữa hai chủ thể.

- Khi trong một câu nói có hàm ý so sánh, miễn có chữ "HƠN' thì đó là so sánh hơn, dù ý nghĩa so sánh có thể là thua, kém.

+ HE HAS LESS MONEY THAN I. = Anh ấy có ít tiền hơn tôi.

+ SHE IS LESS ATTRACTIVE THAN MY WIFE. = Cô ấy kém quyến rũ hơn so với vợ tôi.

* Công thức cấu trúc so sánh hơn: khi so sánh, ta thường đem tính từ hoặc trạng từ ra làm đối tượng xem xét.

** Công thức với tính từ/trạng từ ngắn: tính từ/trạng từ ngắn là tính từ/trạng từ có một âm. Tính từ/trạng từ có hai âm tiết nhưng tận cùng bằng Y cũng được xem là tính từ /trạng từ ngắn.

TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ NGẮN THÊM ER + THAN

- Thí dụ:

+ VIETNAM IS RICHER THAN CAMBODIA. = Việt Nam giàu hơn Campuchia.

+ I AM TALLER THAN HE. = Tôi cao hơn anh ta.

+ I RUN FASTER THAN HE.

- Lưu ý:

+ Nếu tính từ ngắn tận cùng bằng Y, đổi Y thành I rồi mới thêm ER: HAPPY --> HAPPIER

+ Nếu tính từ ngắn tận cùng bằng E, ta chỉ cần thêm R thôi. LATE -> LATER

+ Nếu tính từ ngắn tận cùng bằng 1 PHỤ ÂM + 1 NGUYÊN ÂM + 1 PHỤ ÂM, ta viết PHỤ ÂM CUỐI thêm 1 lần rồi mới thêm ER. BIG --> BIGGER,

** Công thức với tính từ/trạng từ dài: tính từ/trạng từ dài là tính từ có ba âm tiết trở lên hoặc tính từ /trạng từ có hai âm tiết không tận cùng bằng Y.

MORE + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ DÀI + THAN

- Thí dụ:

+ SHE IS MORE ATTRACTIVE THAN HIS WIFE. = Cô ấy có sức cuốn hút hơn vợ anh ta.

+ I AM NOT MORE INTELLIGENT THAN YOU ARE. I JUST WORK HARDER THAN YOU. = Tôi không có thông minh hơn bạn. Tôi chỉ siêng năng hơn bạn thôi.

** Ngoại lệ:

- GOOD --> BETTER

- WELL --> BETTER

- BAD --> WORSE

- MANY --> MORE

- MUCH --> MORE

- LITTLE --> LESS

- FAR --> FARTHER/FURTHER (FARTHER dùng khi nói về khoảng cách cụ thể, FURTHER dùng để nói về khoảng cách trừu tượng)

- QUIET --> QUIETER hoặc MORE QUIETđều được

- CLEVER --> CLEVERER hoặc MORE CLEVER đều được

- NARROW --> NARROWER hoặc MORE NARROW đều được

- SIMPLE --> SIMPLER hoặc MORE SIMPLE đều được

** Khi đối tượng đem ra so sánh là danh từ, ta có công thức :

MORE hoặc LESS + DANH TỪ + THAN

- Dùng MORE khi muốn nói nhiều...hơn

- Dùng LESS khi muốn nói ít...hơn

- Nếu danh từ là danh từ đếm được, nó phải ở dạng số nhiều.

- Thí dụ:

+ I HAVE MORE MONEY THAN YOU. = Tôi có nhiều tiền hơn anh.

+ YOU HAVE LESS MONEY THAN I.

+ SHE HAS MORE CHILDREN THAN I. = Cô ta có nhiều con hơn tôi.

** Khi ý nghĩa so sánh là "A kém... hơn B, ta chỉ việc thay MORE bằng LESS, ta có:

LESS + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ + THAN

- Thí dụ:

+ I EAT LESS THAN HE DOES. = Tôi ăn ít hơn nó.

+ SILVER IS LESS EXPENSIVE THAN GOLD. = Bạc thì ít đắt tiền hơn vàng.

** Lưu ý:

- Ở tất cả mọi trường hợp, đại từ nhân xưng liền sau THAN phải là đại từ chủ ngữ. Trong văn nói, ta có thể dùng đại từ tân ngữ ngay sau THAN nhưng tốt hơn vẫn nên dùng đại từ chủ ngữ.

+ HE IS RICHER THAN I. (có thể nói HE IS RICHER THAN ME trong văn nói)

- Ở vế liền sau THAN, ta không bao giờ lập lại vị ngữ có ở vế trước THAN, Nếu muốn rõ nghĩa, ta chỉ cần dùng TRỢ ĐỘNG TỪ tương ứng. Với động từ TO BE, vế sau THAN có thể lập lại TO BE tương ứng, nhưng điều này cũng không bắt buộc.

- Thí dụ:

+ HE IS RICHER THAN I. (ta có thể lập lại TO BE sao cho tương ứng: HE IS RICHER THAN I AM)

+ I WORK HARDER THAN YOU. (ta có thể dùng trợ động từ tương ứng ở vế sau THAN: I WORK HARDER THAN YOU DO.)

+ SHE RUNS FASTER THAN HE (ta có thể dùng trợ động từ tương ứng ở vế sau THAN: SHE RUNS FASTER THAN HE DOES).

+ HE MADE MORE MONEY THAN I. = Anh ấy đã kiếm được nhiều tiền hơn tôi (ta có thể dùng trợ động từ tương ứng ở vế sau THAN: HE MADE MORE MONEY THAN I DID, tuyệt đối không bao giờ nói HE MADE MORE MONEY THAN I MADE MONEY)

================================
Nguồn : http://tienganhonline.com/view_thread.php?threadid=574

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Cách dùng At first, First và Firstly

1. Ta dùng at first với nghĩa: lúc đầu, ban đầu, để bắt đầu cho một tình huống mà sau đó, ta muốn làm tương phản những gì đã diễn ra. Theo cấu trúc này. At first thường theo sau bằng liên từ "but".
+ At first we were very happy, but then every thing started going wrong.

=> Lúc đầu, chúng tôi rất hạnh phúc, nhưng rồi mọi việc lại bắt đầu xấu đi.

2. Trong tất cả các trường hợp khác, first thông dụng trong vai trò tính từ hay trạng từ để chỉ những cái gì trước tiên, thứ nhất.
+ Helen lost 10 pounds in the first month of her diet.

=> Helen giảm 10 cân trong tháng đầu tiên ăn kiêng.

+ Dorothy spoke first.

=> Dorothy phát biểu trước tiên.

LƯU Ý
Ta không dùng firstly để diễn tả một việc xảy ra trước tiên. như trong câu trên, ta không nói "Dorothy spoke firstly". Ta cũng không nói "Dorothy spoke at first".
3. Ta dùng first và firstly để giới thiệu điểm thứ nhất trong một cuộc tranh luận, hạng thứ nhất trong các danh mục, câu đầu tiên trong một loạt các câu hỏi, các chỉ dẫn...Trong những trường hộ này, first hay firstly thường được đặt ở đầu câu hoặc điều khoản và theo sau là dấu phẩy (comma).
+ There are four reasons for my resignation. Firstly/first, I have no chance of promotion; secondly,...

=> Có 4 lý do khiến tôi từ chức. Thứ nhất, tôi không có cơ hội đề bạt; thứ hai,...

Nếu ta muốn nhấn mạnh đến tiết mục đầu tiên, ta có thể dùng cụm từ "first of all" nhưng không bao giờ nói "firstly of all".
Tư liệu tham khảo: " Dictionary of English Usage "

Soạn giả: Vip.pro.02

Bản quyền thuộc về diễn đàn ngoại ngữ

Trạng Từ Trong Tiếng Anh


Định nghĩa trạng từ

1.    Định nghĩa
Trong tiếng Anh, trạng từ được viết là: adverb = ad – verb. Như vậy, nói dễ hiểu, trạng từ có nghĩa là: “thêm vào ý nghĩa của động từ”. Tức là, trạng từ bổ nghĩa cho động từ, giúp ta biết được một việc đã xảy ra hay được làm như thế nào, vào lúc nào, ở đâu.
Ví dụ:   Paganini played the violin beautifully.
            (Paganini chơi đàn vĩ cầm hay.)
            John speaks loudly.
            (John nói to.)
            Afterwards she smoked a cigarette.
            (Sau đó, cô ta hút một điếu thuốc.)
Ngoài ra, trạng từ cũng có thể bổ nghĩa cho:
  • Tính từ:                      Ví dụ: Your pronunciation is very good.
(Phát âm của bạn rất tốt.)
I’m awfully hungry.
(Tôi đói kinh khủng.)
  • Trạng từ khác:          Ví dụ:   She drives incredibly slowly.
(Cô ta lái xe chậm không thể tin nổi.)
He runs extremely fast.
(Anh ấy chạy nhanh cực kỳ.)
  • Cụm giới từ:              Ví dụ:   You’re entirely in the wrong.
(Bạn hoàn toàn sai bét.)
It's immediately inside the door.
(Nó trực tiếp bên trong cánh cửa.)
  • Cả câu:                      Ví dụ: Strangely enough, I won first prize.
(Tôi được giải nhất, lạ thật.)
Obviously, I can't know everything.
(Rõ ràng là tôi không thể biết hết mọi chuyện.)
  • Danh từ:                    Ví dụ: The man over there is a doctor.
(Ông đằng kia là một bác sĩ.)
Như vậy: Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho một từ loại khác (trừ đại từ) hoặc cho cả một câu.
- Theo định nghĩa trên, trạng từ được dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ hoặc một trạng từ khác bằng cách mô tả cách thức, mức độ, phạm vi hoạt động hoặc tính chất do động từ, tính từ hoặc một trạng từ khác diễn tả.
Ví dụ:  John speaks slowly.
=> Slowly bổ nghĩa cho động từ speaks: John nói như thế nào? John nói chậm.
            He is very rich.
=> Very bổ nghĩa cho động từ rich: Giàu như thế nào? Rất giàu.
            Linda drives too fast.
=> Too bổ nghĩa cho trạng từ fast
2.    Lưu ý
- Trạng từ có thể là một từ đơn (như slowly) hay cụm từ (in the garden) và thuật ngữ trạng từ (adverbial) được dùng để chỉ cả hai.
- Trạng từ không phải lúc nào cũng cần thiết cho cấu trúc của câu, nhưng nó thường ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.
Ví dụ: Hãy so sánh sự khác biệt về ý nghĩa của của hai ví dụ sau.
Doris has left.                                   Doris has just left.
(Doris đã bỏ đi.)                               (Doris vừa mới bỏ đi.)
I have finished work.                         I have nearly finished work.
(Tôi đã làm xong việc.)                     (Tôi đã làm gần xong công việc.)
- Trong những trường hợp sau, trạng từ cần phải xuất hiện để hoàn thành một câu.
+ Sau một số nội động từ như: lie, live, sit, …
Ví dụ: Lie down.      Sit over there.          I live in Rome.
+ Sau một số ngoại động từ như: [lay, place, put…] + tân ngữ
Ví dụ: He put his car in the garage.
====================================================

Vị trí của trạng từ

Trong phần phân loại trạng từ, chúng ta đã biết qua vị trí của các trạng từ. Nói chung, trạng từ trong tiếng Anh có thể có nhiều vị trí khác nhau: đứng đầu câu (front-position), đứng giữa câu (mid-position) trước động từ chính hoặc sau động từ to-be hoặc đứng cuối câu (end-position).
Vị trí của trạng từ trong một câu tùy thuộc vào hai yếu tố: loại trạng từ và từ loại mà trạng từ bổ nghĩa.
1.    Vị trí của trạng từ phụ thuộc vào loại trạng từ
Mỗi loại trạng từ thường hay xuất hiện ở một trong ba vị trí sau: đầu câu, giữa câu và cuối câu. Điều này sẽ được bàn kỹ hơn khi đi vào phân tích từng loại trạng từ.
Bảng dưới đây sẽ hướng dẫn bạn vị trí thường thấy trong câu của từng loại trạng từ:
Trạng từ
Chủ yếu bổ nghĩa cho
Câu ví dụ
Vị trí thường thấy

Trạng từ

Cách thức Động từ She stroked his hair
gently.

Cuối câu
Nơi chốn Động từ He was working
here.

Cuối câu
Thời gian Động từ He finished the job
yesterday.

Cuối câu
Tần suất Động từ We
often
go to Paris. Giữa câu
Mức độ Động từ
Tính từ
Trạng từ
I
nearly
died. Giữa câu
It was
terribly
funny. Trước tính từ
He works
really
fast. Trước trạng từ
2.    Vị trí của trạng từ phụ thuộc vào từ loại mà nó bổ nghĩa.
- Trạng từ thường đứng sau danh từ mà nó bổ nghĩa.
Ví dụ:   The shop on the corner is closed.
            (Cái cửa hàng ở góc đường đã đóng cửa.)
            Who’s the girl with short hair?
            (Cô gái có mái tóc ngắn kia là ai vậy?)
            Those people outside are getting wet.
            (Những người ở ngoài kia đang mắc mưa.)
- Trạng từ thường đứng trước tính từ hoặc trạng từ mà nó bổ nghĩa.
Ví dụ:   That’s very kind of you.
            (Anh thật là tốt bụng.)
            We heard the signal fairly clearly.
            (Chúng tôi nghe thấy tín hiệu khá rõ.)
==================================================

Ba vị trí của trạng từ trong câu

Có 3 vị trí của trạng từ trong câu: đầu câu, giữa câu và cuối câu. 
Đầu

Giữa

Cuối
Then the ship slowly sailed away.
Outside it was obviously raining hard.
1.    Ví trí đầu câu:
- Ta thường đặt trạng từ ở vị trí đầu câu khi nó có liên quan đến hành động đã xảy ra trước đó. Các loại trạng từ sau đây thường xuất hiện ở vị trí đầu câu:
            + Trạng từ chỉ thời gian (thường là một cụm từ)
            Ví dụ: On the day after that she was in the canteen at the usual time.
                        (Ngày sau đó cô ta ở căn tin vào một giờ như mọi khi.)
                        You were getting impatient. And then you decided to overtake.
                        (Bạn trở nên mất kiên nhẫn. Và rồi bạn quyết định vượt qua.)
            + Trạng từ liên kết
            Ví dụ:  The car was a complete wreck. Incredibly, no one was hurt.
                        (Chiếc xe hơi hoàn toàn bị phá hỏng. Thật bất ngờ, chẳng ai bị thương.)
- Các loại trạng từ sau đây thường xuất hiện ở vị trí đầu câu để nhấn mạnh đến sự trái ngược.
            + Trạng từ chỉ nơi chốn:
            Ví dụ:  It was warm and comfortable in the little cottage. Outside, it was getting dark.
                        (Không khí ấm áp và dễ chịu trong ngôi nhà tranh. Bên ngoài, trời đang dần tối.)
            + Trạng từ chỉ cách thức:
            Ví dụ: Slowly the sun sank into the Pacific.
                        (Từ từ mặt trời lặn xuống Thái Bình Dương.)
            + Trạng từ chỉ tần suất:
            Ví dụ:  Everyone shops at the big supermarket now. Quite often the little shop is empty.
                       (Bây giờ mọi người mua sắm ở siêu thị lớn. Thường thì những cửa hiệu nhỏ vắng khách.)
2.    Vị trí giữa câu:
- Trạng từ ở vị trí giữa câu thường đứng sau trợ động từ, sau động từ thường “to-be” hoặc đứng trước động từ thường.
Chủ từ
Trợ động từ
Động từ to-be
Trạng từ
Trợ động từ
Động từ chính

It doesn't often
rain in the Sahara.
We ‘ve just
booked our tickets.
The news will soon
be out of date.
You were probably

right.
I
always
get the worst job.
The pictures have definitely been stolen
- Cần chú ý đến vị trí của trạng từ trong câu hỏi.
Ví dụ:   Has Andrew always liked Jessica?
            (Andrew lúc nào cũng thích Jessica à?)
            Do you often go out in the evening?
            (Bạn có thường đi chơi vào buổi tối không? )
3.    Ví trí cuối câu:
- Nếu có tân ngữ trong câu, thì trạng từ thường theo sau tân ngữ:
Ví dụ: I wrapped the parcel carefully. (Không dùng:  I wrapped carefully the parcel.)
            (Tôi gói cái bưu kiện lại cẩn thận.)
            We’ll finish the job next week. (Không dùng: We’ll finish next week the job.)
            (Chúng tôi hoàn thành công việc vào tuần tới.)
- Trạng từ đơn ngữ có thể đứng trước những tân ngữ dài:
Ví dụ: I wrapped carefully all the glasses and ornaments.
            (Tôi gói tất cả những cái ly và đồ trang trí lại.)
- Ta thường đặt trạng từ ở cuối câu khi đây là một thông tin mới và quan trọng.
Ví dụ:   There was a police car in front of us. It was going very slowly.
            (Có một chiếc xe cảnh sát phía trước chúng ta. Nó đang chạy rất chậm.)
====================================================

Quy luật về vị trí của trạng từ (1)

Luật 1: Trạng từ bổ nghĩa cho từ nào thì phải đứng gần từ ấy. Luật này thường được gọi là luật kề cận.
- Chúng ta hãy so sánh hai ví dụ sau đây và chú ý vị trí khác nhau của trạng từ often sẽ tạo ra nghĩa khác nhau.
He often says he visits his father. => often bổ nghĩa cho “says”
(Anh ta thường nói là anh ta thăm cha của mình.)
He says he often visits his father.            => often bổ nghĩa cho “visits”
(Anh ta nói là anh ta thường thăm cha của mình.)
 Chúng ta hãy xem một ví dụ khác với cụm trạng từ a month ago:
            A month ago mother thought she would leave town.
=> “A month ago” đứng gần thought: Mother thought a month ago
            Mother thought she would leave town a month ago.
=> “A month ago” đứng gần would leave: she would leave town a month ago.
Luật 2: Trạng từ chỉ thời gian trong tình huống bình thường [không nhấn mạnh] nên đặt ở cuối câu.
Ví dụ:  My mother bought me a book yesterday.
            (Hôm qua mẹ tôi đã mua cho tôi một cuốn sách.)
- Trạng từ thời gian ở vị trí đầu câu thường được dùng nhấn mạnh hơn với ở các vị trí khác, do đó chỉ khi cần thiết ta mới đặt ở vị trí đầu câu.
Ví dụ: Yesterday my mother bought me a book.
=> Tôi muốn nói ngày hôm qua chứ không phải ngày hôm kia.
  •       Lưu ý: Trạng từ chỉ tần suất có thể dùng ở đầu câu để diễn tả sự tương phản
Ví dụ:   I usually stay at home in the evening. Sometimes I go to a movies.
            (Tôi thường ở nhà vào buổi tối nhưng có khi tôi lại đi xem phim.)
=> Usually được đặt trước động từ chính vì đó là vị trí bình thường của trạng từ chỉ tần suất. Tuy nhiên, trong câu tiếp theo, sometimes phải đứng ở đầu vì chúng ta cần nêu lên sự tương phản giữa sometimes và usually.
=========================================

Quy luật về vị trí của trạng từ (2)

Luật 3: Trạng từ không được chen giữa động từ và tân ngữ:
Ví dụ:   He speaks slowly.
            He speaks English slowly.
=> Không nói: He speaks slowly English. 
- Khi có một cụm từ dài hoặc một mệnh đề theo sau động từ, chúng ta có thể đặt trạng từ đứng trước động từ:
Ví dụ 1: He walks slowly.
            (Ông ấy đi chậm chạp.)
            He slowly walks down the street with his son.
            (Ông ấy chậm chạp bước xuống phố cùng người con trai.)
Ví dụ 2: He opened the letter quickly.
            (Cậu ấy vội mở lá thư.)
            He quickly opened the letter that Mary had left on the table.
            (Cậu ấy vội mở lá thư trước đó Mary đã đặt lên bàn.)
- Khi trạng từ bổ nghĩa cho một động từ kết hợp bởi “trợ động từ + động từ chính”, trạng từ thường đi ngay sau trợ động từ:
Ví dụ: They have often asked me several questions.
            (Họ thường hỏi tôi nhiều câu hỏi.)
            This job will never be finished.
            (Công việc này sẽ chẳng bao giờ xong cả.)
            Tuy nhiên trạng từ cũng có thể có vị trí khác, nhất là khi trợ động từ thuộc nhóm các trợ động từ khiếm khuyết:
Ví dụ: The work could have easily been done.
            The work could easily have been done.
            (Công việc có thể đã được thực hiện một cách dễ dàng.)
Luật 4: Khi có nhiều trạng từ trong một câu, vị trí của các trạng từ nằm ở cuối câu sẽ là:
nơi chốn – cách thức – tần suất – thời gian


Trạng từ chỉ nơi chốn
Trạng từ chỉ cách thức
Trạng từ chỉ tần suất
Trạng từ chỉ thời gian
John went
He walked
I’ll meet you
to London
to the library
here
by car

with a car

every night
yesterday.
last week.
tonight.
 - Ngoài ra, khi có nhiều trạng từ đứng ở vị trí cuối câu, trạng từ ngắn hơn sẽ đi trước trạng từ dài hơn.
Ví dụ: Sam waited impatiently outside the post office.
            (Sam nóng lòng chờ bên ngoài bưu điện.)
            We sat indoors most of the afternoon.
            (Chúng tôi ngồi trong nhà suốt cả buổi trưa.)
Luật 5: Các trạng từ bổ nghĩa cho toàn câu thường được đặt ở đầu câu.
- Các trạng từ như: fortunately (may làm sao), evidently (hiển nhiên là), certainly và surely (chắc chắn là), perhaps (có lẽ là)… thường được đặt ở đầu câu để bổ nghĩa cho toàn câu.
Ví dụ:   Certainly, he will be here this afternoon.
            (Chắc chắn là anh ấy sẽ đến đây trưa nay.)
            Fortunately, I didn’t  live where the war broke out.
            (May làm sao, tôi không sống nơi chiến tranh xảy ra.)
            Very frankly, I am very tired.
            (Nói thật là tôi rất mệt.)
  • Lưu ý: Chúng ta cũng cần nhớ các trạng từ chỉ thời gian (yesterday, tomorrow...) cũng có thể đứng đầu câu khi cần nhấn mạnh.
================================

Các loại trạng từ

Trạng từ có thể được phân loại theo ý nghĩa hoặc theo vị trí của chúng trong câu. Tùy theo ý nghĩa chúng diễn tả, trạng từ có thể được phân loại thành các dạng sau:
1.    Trạng từ chỉ cách thức (Adverb of manner)
 - Trạng từ chỉ cách thức dùng để diễn tả phương thức mà một hành động được thực hiện.
Ví dụ:   Don’t runs quickly.
            (Đừng chạy nhanh.)
            Trinh can speak English fluently.
            (Trinh có thể nói tiếng Anh lưu loát.)
2.    Trạng từ chỉ thời gian (Adverbs of time)
- Trạng từ chỉ thời gian được dùng để diễn tả thời gian hành động được thực hiện.
Ví dụ:   She didn’t go to school last Tuesday.
            (Cô ấy không đến trường vào thứ ba vừa rồi.)
            I have lived here for 10 years.
            (Tôi đã sống ở đây được 10 năm.)
3.    Trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of frequency)
- Trạng từ chỉ tần suất được dùng để diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động.
Ví dụ: I often wake up at 6 o’clock.
            (Tôi thường thức giấc lúc 6 giờ.)
            She never goes to school by bus.
            (Cô ta không bao giờ đến trường bằng xe buýt.)
4.    Trạng từ chỉ nơi chốn (Adverbs of place)
- Trạng từ chỉ nơi chốn được dùng để diễn tả hành động diễn ra nơi nào, ở đâu hoặc gần xa thế nào.
Ví dụ:   I am living in Vung Tau city.
            (Tôi đang sống ở thành phố Vũng Tàu.)
            She’s from Vietnam.
            (Cô ấy đến từ Việt Nam.)
5.    Trạng từ chỉ mức độ (Adverbs of degree)
- Trạng từ chỉ mức độ (hay còn gọi là trạng từ chỉ số lượng) diễn tả mức độ của một tính chất hoặc số lượng ít hay nhiều.
Ví dụ:   Your essay is quite good.
            (Bài tiểu luận của em khá tốt.)
            These are rather expensive.
            (Những cái này khá đắt.)
6.    Trạng từ chỉ số lượng (Adverbs of quantity)
- Trạng từ chỉ số lượng là trạng từ cho biết số lượng (ít hoặc nhiều, một lần, hai lần, …lần).
Ví dụ: He won the lottery once.
            (Anh ấy trúng vé số hai lần.)
            Trạng từ chỉ số lượng
            My son works very little.
            (Con trai tôi làm việc rất ít.)
            He won the prize twice.
            (Anh ấy đã đoạt giải hai lần.)
7.     Trạng từ chỉ nghi vấn (Interrogative adverbs)
- Trạng từ chỉ nghi vấn là những trạng từ đứng đầu câu dùng để hình thành câu nghi vấn.
 Ví dụ:  How do you go?
            (Anh đi bằng phương tiện gì?)
            Why didn’t you go to school?
            (Tại sao em không đi học?)
8.    Trạng từ quan hệ (Relative adverbs)
- Trạng từ quan hệ là những trạng từ dùng để nối hai mệnh đề với nhau.  
Ví dụ:   I don’t know the day when she came here.
            (Tôi không thể nhở ngày mà cô ta đến đây.)
            This is the place where I gave you my first kiss.
            (Đây là nơi em trao anh nụ hôn đầu tiên của em.)
9.    Trạng từ trọng tâm (Focus adverbs)
- Trạng từ trọng tâm được dùng trước từ mà chúng bổ nghĩa để đặt trọng tâm chú ý vào từ đó.
Ví dụ:   Lan only loves Trung.
            (Lan chỉ yêu mình Trung.)
            I even know this secret.
            (Tôi thậm chí còn biết đến bí mật này.)
10. Trạng từ chỉ quan điểm (Viewpoint adverbs)
- Trạng từ quan điểm là những trạng từ cho ta biết thái độ của người nói.
Ví dụ:  Frankly, I think the Internet is overrated.
            (Thành thật mà nói, tôi nghĩ interneet được đánh giá quá cao.)
            Hopefully, we'll arrive before dark.        
            (Hy vọng là chúng ta sẽ đến trước khi trời tối.)
11. Trạng từ và trạng ngữ liên kết (Connectives)
- Trạng từ liên kết là những trạng từ liên kết ý giữa hai câu với nhau.
Ví dụ:   He said he had not discussed the matter with her. Furthermore, he had not even contacted her.
            (Anh ta nói là anh ta đã không thảo luận vấn đề này với cô ta. Hơn nữa, anh ta thậm chí còn không liên lạc với cô ta.)




Nguồn : http://langgo.com/ki-nang-tieng-anh/trang-tu.html